Các nghi lễ trong đám cưới: Nét đẹp văn hóa truyền thống và tình yêu

Từ xưa tới nay, các nghi lễ trong đám cưới của người Việt Nam không chỉ là phong tục, truyền thống mà còn là biểu tượng của sự tôn trọng đối với ngày trọng đại. Mỗi một nghi lễ đều mang trong mình một giá trị đặc biệt, góp phần làm tăng thêm sự trang trọng và đặc biệt cho lễ cưới. Những giá trị truyền thống dân tộc này luôn là nét đẹp đầy ý nghĩa. Để hiểu rõ hơn về các lễ trong đám cưới cũng như thứ tự các lễ trong đám cưới, hãy cùng Meliora tìm hiểu thật kỹ trong bài viết dưới đây.

1. Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là một trong các lễ trong đám cưới, hay còn được gọi là lễ xem mặt, là nghi lễ để chính thức hóa quan hệ hôn nhân, thông gia giữa hai gia đình. Đây là một nghi lễ truyền thống trong cưới hỏi của người Việt Nam.

Lễ dạm ngõ

Trong lễ dạm ngõ, gia đình chú rể sẽ mang lễ vật qua nhà cô dâu để đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau kỹ càng hơn trước khi kết hôn. Lễ vật trong buổi dạm ngõ không cần quá rườm rà, cầu kỳ, có thể là bánh kẹo, trà, thuốc lá, trầu cau,… Gia đình hai bên sẽ tìm hiểu, bàn bạc về lễ đính hôn, ngày cưới và các thủ tục khác,… Nhìn chung, lễ dạm ngõ là tiền đề để hai bên gia đình tìm hiểu kỹ càng hơn và tăng sự gắn kết giữa hai gia đình với nhau hơn.

2. Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn, là nghi thức truyền thống nhằm thông báo chính thức về việc hứa gả, kết hôn giữa hai gia đình. Lễ ăn hỏi thường được tổ chức tại nhà cô dâu, chú rể hoặc tại một địa điểm khác như khách sạn, nhà hàng. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang những tráp lễ vật qua nhà gái để bày tỏ lòng biết ơn đối với bậc cha mẹ đã nuôi dưỡng, giáo dục cô dâu cũng như thể hiện lòng chân thành muốn xin cưới cô dâu về làm vợ. Nhà gái nhận sính lễ tức là đã chấp nhận gả con gái cho nhà trai.

Lễ ăn hỏi

Tráp ăn hỏi sẽ cầu kỳ và nhiều hơn so với lễ dạm ngõ. Thông thường, đối với miền Bắc, số tráp ăn hỏi sẽ thường là 5, 7, 9 hoặc 11 lễ. Đối với miền Trung thường là 5 tráp và miền Nam thường là 6, 8, 10 tráp (mang ý nghĩa phát tài, phát lộc). Tráp ăn hỏi thường bao gồm: tráp trầu cau, tráp mâm quả trái cây, tráp bánh phu thê, bánh cốm, tráp trà rượu thuốc, tráp mâm xôi, tráp gà quay lợn quay, bao lì xì tiền nạp tài,…

Sau khi thắp hương, cúng bái gia tiên, cô dâu chú rể sẽ ra mắt hai họ, rót nước mời trầu mời khách hai bên. Đây là một trong các lễ nghĩ trong đám cưới quan trọng nhất, quyết định việc nhà trai nhà gái có kết làm thông gia hay không.

3. Lễ xin dâu

Lễ xin dâu là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt. Theo đó, trước giờ đón dâu từ nhà mẹ đẻ về nhà chồng, mẹ của chú rể cùng đại diện nhà trai sẽ mang trầu cau và rượu tới nhà gái để xin dâu. Sau khi tới nhà gái sẽ đặt lễ vật lên bàn thờ gia tiên và làm lễ thắp hương, thông báo về việc sẽ đón dâu.

Lễ xin dâu

Nghi lễ này thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái, thể hiện sự trân quý cô dâu cũng như mong muốn đưa cô dâu về nhà chồng. Hiện nay, nghi lễ này có thể được gộp chung trong đám hỏi hay lúc đón dâu nếu nhà trai và nhà gái ở quá xa nhau.

4. Lễ rước dâu

Rước dâu là nghi lễ quan trọng và đặc biệt nhất trong đám cưới, là buổi lễ công nhận cô dâu chú rể nên duyên vợ chồng. Chú rể nên thắp hương tổ tiên trước khi đi rước dâu để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Nhà trai sẽ đến nhà gái đón dâu, thực hiện những nghi lễ của lễ vu quy bên nhà gái, sau đó phát biểu, làm lễ gia tiên, tặng của hồi môn cho cặp đôi.

Lễ rước dâu

Sau khi mời rượu mời trà xong bên nhà gái, nhà trai sẽ đợi giờ đẹp để đón cô dâu về nhà trai để thực hiện lễ thành hôn, trao nhẫn trao quà và rót rượu mời khách ăn uống. Thep phong tục, thường mẹ cô dâu sẽ ở lại, không đi cùng cô dâu về nhà chồng. Đây là nghi lễ quan trọng nhất bắt buộc phải thực hiện.

Để đám rước dâu diễn ra thuận lợi, nhà trai cần chuẩn bị đầy đủ chu đáo những vật quan trọng như: nhẫn cưới, hoa cưới, xe cưới, xe rước dâu,… Nên kiểm tra thật kỹ xe đưa đón và tuyến đường đi thuận lợi nhất để rước dâu được nhanh chóng. Theo quan niệm của ông cha, nếu nghi lễ rước dâu diễn ra thuận lợi, suôn sẻ thì cuộc sống vợ chồng của cô dâu chú rể sau này cũng luôn êm ấm, hạnh phúc.

5. Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là nghi lễ cuối cùng của đám cưới nhưng vẫn là một nghi lễ quan trọng trong các lễ trong đám cưới. Thông thường, sau khoảng 1, 2 ngày sau đám cưới, chú rể sẽ đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ để thăm nhà, ăn cơm trò chuyện. Nghi lễ này cũng bắt nguồn từ suy nghĩ lo lắng và quan tâm đến cảm nhận của cô dâu sau khi về nhà chồng có thể sẽ buồn hay nhớ nhà,… Lễ lại mặt cũng là một cách để gắn kết chú rể với nhà gái nhiều hơn. Giúp mọi người thân thiết và hiểu nhau hơn.

Lễ lại mặt

Trên đây là tổng hợp các lễ trong đám cưới quan trọng và ý nghĩa nhất của Meliora mà cô dâu chú rể nhất định cần tìm hiểu kỹ. Meliora là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các mẫu thiệp cưới đẹp với nhiều chủ đề khác nhau cho bạn lựa chọn. Hãy theo dõi Website của Thiệp cưới Meliora để biết thêm nhiều mẫu thiệp cưới đẹp, những thông tin hữu ích và những ưu đãi hấp dẫn ngay từ hôm nay.

Địa chỉ: Chung cư EcoDream, Ngõ 300 Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 091 570 28 31 Email: hotro@thiepcuoimeliora.vn Website: https://thiepcuoimeliora.vn/
CEO at Thiệp cưới Meliora | Giới thiệu

"CEO Phạm Anh Tuấn là Founder của Thiệp cưới Meliora, với khát khao phát triển Meliora trở thành đơn vị hàng đầu về cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngành cưới tại thị trường Việt Nam. Đến nay, ông đã có 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn, thiết kế Thiệp cưới."

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *