Chi phí đám cưới gồm những gì? Cách tối ưu chi phí đám cưới bạn nên biết

Đám cưới là dịp trọng đại trong đời của mỗi người. Để tổ chức được một đám cưới hoàn hảo, cặp đôi cần chuẩn bị rất nhiều giai đoạn. Và không thể phủ nhận rằng chi phí đám cưới là vấn đề rất được quan tâm. Việc làm sao để bỏ ra một chi phí đám cưới hợp lý cho việc tổ chức một lễ cưới ấn tượng mà không phải đánh đổi quá nhiều về mặt tài chính là mối quan tâm của tất cả các cặp đôi. Meliora sẽ tổng hợp chi tiết các chi phí đám cưới mà các cặp đôi cần chú ý trong bài viết dưới đây nhé.

Chi phí đám cưới gồm những gì

1. Chi phí đám cưới gồm những gì?

Thông thường, chi phí đám cưới thường sẽ rơi vào khoảng 200600 triệu tùy vào địa điểm, phong tục ở nơi mà cô dâu, chú rể tổ chức lễ cưới. Đối với đám cưới tổ chức tại nhà, chi phí tổ chức đám cưới rơi vào khoảng 100200 triệu. Chi phí tổ chức đám cưới tại nhà hàng rơi vào khoảng (300400 triệu) hoặc cao hơn tùy vào nơi tổ chức tiệc cưới. Chi phí tổ chức tiệc cưới ngoài trời hoặc Wedding Ceremony (Từ 500 triệu trở lên).

Chi phí làm đám cưới thường bao gồm: chi phí dạm ngõ, chi phí tổ chức lễ ăn hỏi, chi phí tổ chức đám cưới. Cụ thể hơn, nhà trai, nhà gái sẽ phải bỏ ra những chi phí như: Chi phí thuê địa điểm tổ chức đám cưới, trang trí đám cưới, chi phí dựng rạp, chi phí thiết kế và in thiệp cưới, chi phí cho cỗ cưới, chi phí thuê xe, thuê Make up, chi phí cho trang phục cô dâu chú rể và người thân trong gia đình, chi phí thuê MC, ca nhạc,…

Để tìm hiểu rõ hơn việc tổ chức đám cưới cần bao nhiêu tiền, hãy cùng Meliora tìm hiểu kỹ từng giai đoạn tổ chức đám cưới.

2. Chi phí lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là bước đầu tiên để hai gia đình xác lập vấn đề hôn nhân của cặp đôi, còn được gọi là lễ xem mặt, buổi xem mặt. Vào ngày này, nhà trai sẽ đến nhà gái để đặt câu chuyện xin cho chàng trai và cô gái được tìm hiểu nhau kĩ hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân.

Chi phí lễ dạm ngõ

Buổi lễ này thường được tổ chức trước lễ ăn hỏi và trước cả lễ cưới khoảng 2 – 3 tháng. Số lượng người tham gia buổi lễ này thường chỉ tầm 5 – 7 người cho mỗi bên gia đình.

Lễ dạm ngõ không cần quá cầu kỳ, thường lễ vật sẽ bao gồm: trầu cau, rượu, chè, thuốc lá và hoa quả. Ngoài ra thì những người tham gia lễ dạm ngõ cũng như cô dâu, chú rể cũng cần chuẩn bị trang phục cho buổi lễ này, chỉ cần ăn mặc lịch sự là được. Vì vậy mọi người trong gia đình hai bên cũng có thể tự mặc đồ của mình, cũng có thể thuê đồ.

Do đó, chi phí cho đám cưới bỏ ra cho lễ dạm ngõ không quá nhiều, thường khoảng chỉ vài triệu đồng, tầm 35 triệu đồng. Tiết kiệm nhất tầm 3 triệu đồng cho cả việc chuẩn bị lễ vật cùng chi phí ăn uống, riêng nhà trai sẽ kèm theo chi phí đi lại qua nhà gái.

3. Chi phí lễ ăn hỏi

Đối với lễ ăn hỏi, cả nhà trai và nhà gái đều cần phải chuẩn bị nhiều thứ hơn, bao gồm: chi phí cho tráp hỏi và thuê xe đám ăn hỏi (đối với riêng nhà trai), chi phí thuê và trang trí rạp ăn hỏi, chi phí áo dài, trang phục cho đội bê tráp, chi phí trang phục và Make up cho cô dâu, mẹ cô dâu,… trang phục cho chú rể, chi phí cho cỗ bàn đám ăn hỏi,…

Chi phí của một lễ ăn hỏi có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí, quy mô, loại hình tiệc, số lượng khách mời, và mức độ sang trọng của sự kiện. Ở mỗi vùng, thậm chí ở mỗi thành phố, giá cả có thể khác nhau.

Đối với nhà trai:

Chi phí lễ ăn hỏi đối với nhà trai
  • Tráp cưới: Sẽ tùy vào vùng miền mà số lượng tráp cưới sẽ khác nhau. Tráp cưới thể hiện lòng thành và sự biết ơn của nhà trai đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cô dâu đối với cô dâu. Thường số lượng tráp có thể là 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp, 11 tráp đối với miền Bắc – 6 tráp, 8 tráp, 10 tráp đối với miền Nam và khoảng 5 tráp đối với miền Trung. Mỗi tráp cưới sẽ khoảng tầm 1.300.000 VNĐ – 1.500.000 VNĐ. Đầy đủ các mâm tráp thường bao gồm tráp trầu cau, tráp mâm quả trái cây, tráp bánh cốm bánh phu thê, tráp rượu thuốc, mâm xôi, lợn quay/ gà quay, bao lì xì, tiền nạp tài. Tính ra, tiền đầy đủ các mâm tráp thấp nhất sẽ tầm 6.500.000 VNĐ – 10.500.000 VNĐ.
  • Tiền thuê xe đám hỏi: Các xe ăn hỏi sẽ tầm xe 9 chỗ, 11 chỗ, 19 chỗ,… Giá thuê sẽ phụ thuộc vào khoảng cách, thời gian đi đám ăn hỏi cũng như loại xe bạn chọn. Thường sẽ tầm 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ/ 1 xe 9 chỗ, khoảng 3.500.000 VNĐ/ 1 xe cho xe 11 chỗ và tầm 4.000.000 VNĐ/ 1 xe cho xe 19 chỗ. Đám hỏi số lượng người đi không quá nhiều, nên chỉ cần thuê tầm 2 – 3 xe tùy số lượng người. Chi phí đám cưới bỏ ra cho việc thuê xe đám hỏi sẽ tầm 5.000.000.VNĐ – 6.000.000 VNĐ.
  • Trang phục đội bê tráp: Thường sẽ thuê, trung bình tầm 150.000 VNĐ/ 1 bộ, tùy vào số lượng tráp sẽ có bấy nhiêu người bê tráp. Trung bình chi phí sẽ tầm 750.000 VNĐ – 1.050.000 VNĐ.

Đối với nhà gái:

Chi phí lễ ăn hỏi của nhà gái
  • Trang trí, thuê rạp đám hỏi: bao gồm tất cả các việc như trang trí, thuê loa đài, bàn ghế,… Tổng chi phí sẽ rơi vào tầm 5.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ.
  • Chi phí ăn uống cho đám hỏi: khoảng tầm chục mâm, mỗi mâm tầm 1.500.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ, tổng sẽ tầm 10.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ
  • Trang phục cô dâu, người thân cô dâu: Trang phục có thể thuê hoặc tự dùng đồ của mình. Nếu thuê trang phục thì chi phí sẽ rơi vào tầm khoảng 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ hoặc ít hơn.
  • Chi phí thuê Make up cho cô dâu, mẹ cô dâu hoặc có thể thêm cả đội bê tráp: thường rơi vào tầm 500.000 VNĐ/ 1 mặt, hoặc có thể ít hơn nếu không phải cô dâu. Trung bình sẽ cần chi ra tầm 2.000.000 VNĐ – 2.200.000 VNĐ. Nếu đội bê tráp có thể tự trang điểm thì chi phí đám cưới cho việc Make up lễ ăn hỏi sẽ chỉ khoảng 1.000.000 VNĐ.
  • Trang phục đội bê tráp: Tương tự như nhà trai, chi phí đám cưới để bỏ ra cho việc thuê trang phục của đội bê tráp sẽ tầm 750.000 VNĐ – 1.050.000 VNĐ.

Một số địa điểm các cặp đôi có thể tham khảo để phục vụ các hoạt động của đám ăn hỏi, đám cưới như: đặt tráp, đặt rạp, phông cưới hỏi, trang trí rạp cưới, thuê xe cả đám hỏi lẫn đám cưới như:

  • Cưới hỏi 17B Hàng Lược: cho thuê xe cưới và bán tráp dạm ngõ, ăn hỏi,…
  • Hoa cưới Vip: Cho thuê hoa cưới, xe cưới, tráp ăn hỏi, dạm ngõ,…
  • Xe cưới đẹp: Cho thuê đa dạng các loại xe cưới hỏi, xe cưới từ các loại xe thông dụng đến xe cưới Vip, xe cưới mui trần, siêu xe,….
  • Hoàng Quân Wedding: Cho thuê xe cưới hỏi, đặt tráp ăn hỏi, hoa xe cưới, làm cổng hoa lụa, bàn ghế đám cưới, bạt đám cưới, đám hỏi,…
  • Xanh Wedding: Cung cấp các dịch vụ như tráp lễ ăn hỏi trọn gói, xe cưới, hoa cưới, phông cổng nhà rạp,…
  • Cưới hỏi 169.vn: Cung cấp các mẫu tráp dạm ngõ, tráp ăn hỏi, cho thuê xe, hoa cưới, làm cổng hoa,…
  • Cưới hỏi Venus: Cung cấp dịch vụ ăn hỏi trọn gói, trang trí tiệc cưới, phụ kiện cưới hỏi,…

Bạn có thể tham khảo rất nhiều địa điểm cung cấp dịch vụ khác nữa trên các Website hay Fanpage Facebook, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ cưới hỏi nào cho phù hợp.

Tổng chi phí đám cưới mà nhà trai, nhà gái chi ra cho lễ ăn hỏi sẽ rơi vào khoảng 18 – 20 triệu đối với nhà gái, và khoảng 27 – 35 triệu.

4. Chi phí chuẩn bị cho đám cưới

Công đoạn chuẩn bị cho đám cưới chính là công đoạn tốn nhiều chi phí đám cưới nhất. Để chuẩn bị cho đám cưới diễn ra thật hoàn hảo, hai nhà cô dâu chú rể cần bị đủ chi phí cho một đám cưới:

Chi phí chuẩn bị cho lễ ăn hỏi
  • Chuẩn bị rạp cưới: Rạp cưới là địa điểm để có thể tổ chức một lễ cưới hoàn hảo cho cả cô dâu chú rể cũng như khách mời. Chi phí để làm rạp đám cưới thường dao động khoảng 30.000.000 VNĐ – 50.000.000 VNĐ (đã bao gồm cả cổng hoa cưới, rạp cưới, loa đài,…
  • Bàn ghế chỗ ngồi: Chi phí rơi vào khoảng 15.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ.
  • Trang trí phòng cưới: Chi phí bỏ ra mua đồ trang trí cũng như nội thất phòng cưới như bàn trang điểm, chăn đệm,… khoảng tầm 10.000.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ.
  • Trang phục cô dâu, chú rể: Khoảng tầm 15.000.000 VNĐ
  • Trang phục mẹ cô dâu, chú rể: Khoảng 3 triệu/ 1 bộ
  • Trang phục bố cô dâu, chú rể: Khoảng 4 triệu – 5 triệu/ 1 bộ
  • Chi phí thuê Make up, làm tóc: 3 triệu – 5 triệu
  • Hoa cưới: Khoảng 600.000 VNĐ – 2 triệu/ 1 bó. Đây là phụ kiện quan trọng để cô dâu cầm trong ngày cưới trọng đại.
  • Thiệp cưới: Trung bình giá thiệp cưới bình dân sẽ rơi vào khoảng từ 1.700 VNĐ – 3.000 VNĐ/ 1 thiệp. Với những thiệp thiết kế thì sẽ tầm 10.000 VNĐ/ 1 thiệp. Tùy vào số lượng khách mời mà bạn đặt in số lượng thiệp tương ứng.
  • Chi phí thuê xe cưới (cả xe cô dâu chú rể và xe cho người nhà): Số lượng xe phụ thuộc vào số lượng người đi và số ghế ngồi trong xe. Trung bình chi phí đám cưới cho việc thuê xe cưới sẽ khoảng 7 triệu – 10 triệu. Bạn cần lên danh sách số lượng người đi, lên danh sách xe của gia đình để có thể lựa chọn được xe với số chỗ phù hợp. Ngoài ra cũng nên chọn những xe có bề ngoài đẹp mắt, đặc biệt là xe cưới.
  • Tiệc cưới: Đây là phần quan trọng nhất. Tiệc cưới sẽ bao gồm cả tiệc ăn uống cũng như các chương trình diễn ra trong đám cưới. Thông thường, chi phí đám cưới cho phần tiệc cưới sẽ tốn nhiều nhất, vì sẽ mời rất nhiều khách mời, thường rơi vào khoảng 100 triệu – 150 triệu.
  • Nhẫn cưới: Nhẫn cưới là minh chứng thể hiện tình yêu đôi lứa, thể hiện sự gắn kết, bền chặt và chung thủy của cô dâu chú rể. Nhẫn cưới có nhiều loại, tùy vào khả năng tài chính cũng như sở thích của cô dâu chú rể. Về loại nhẫn phổ thông thường mua, trung bình sẽ tầm khoảng 6 triệu – 10 triệu/ 1 đôi. Với những loại nhẫn cao cấp hơn sẽ còn có thể lên tới 30 triệu – 50 triệu/ 1 cặp.

Tổng chi phí đám cưới cho riêng phần đám cưới sẽ dao động vào khoảng: 146 triệu – 278 triệu.

5. Cách tối ưu chi phí đám cưới

5.1. Lên kế hoạch đám cưới trước 3 tháng

Việc lên kế hoạch đám cưới trước 3 tháng sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để chuẩn bị đám cưới cũng như dự tính đủ ngân sách cho đám cưới để có thể tổ chức đám cưới một cách hoàn hảo mà tiết kiệm hơn.

Lên kế hoạch đám cưới trước 3 tháng

Việc bắt đầu lập kế hoạch đám cưới càng sớm càng tốt để bạn có thời gian để tìm kiếm các ưu đãi, giảm giá và các giao dịch tốt hơn. Việc đặt trước các dịch vụ như nhà hàng, phòng khách sạn và đám nhạc cũng có thể giúp bạn nhận được giá ưu đãi. Bạn có thể xác định ngân sách tổng thể cho đám cưới và phân chia số tiền cho từng khía cạnh như Meliora chia sẻ ở trên. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về số tiền bạn có thể chi tiêu và làm cho quyết định trở nên dễ dàng hơn.

5.2. Hỏi ý kiến bạn bè, người thân

Bạn có thể hỏi ý kiến bạn bè, người thân, những người đã có kinh nghiệm tổ chức đám cưới để có thể tham khảo được những địa điểm, nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất cho đám cưới của bạn. Bố mẹ sẽ là những người hiểu rõ nhất các truyền thống, lễ nghi của đám cưới, giúp bạn tổ chức đám cưới dễ dàng hơn. Trong khi đó, bạn bè của bạn sẽ giúp bạn chọn được những địa điểm, phong cách cưới phù hợp với đôi bạn.

Hỏi ý kiến bạn bè người thân

Bằng cách này, bạn cũng có thể tính được chi phí dự trù cho việc tổ chức đám cưới là bao nhiêu. Đơn vị nào đáng tin cậy để hợp tác, tổ chức đám cưới.

5.3. Tham khảo nhiều nhà cung cấp nhất có thể

Một trong những việc quan trọng trong đám cưới là đặt các dịch vụ như nhà hàng, phòng khách sạn, nhà cung cấp trang phục, thợ chụp ảnh, quay phim, thợ trang điểm,… Bằng cách lập kế hoạch trước, bạn có đủ thời gian để tìm hiểu và so sánh các dịch vụ khác nhau, đảm bảo bạn chọn được những giao dịch tốt nhất và có nhiều sự lựa chọn hơn.

Tham khảo nhiều nhà cung cấp tiệc cưới nhất có thể

Sẽ có những nhà cung cấp Full dịch vụ cưới hỏi từ tráp hỏi, cổng cưới, rạp cưới đến xe cưới, cỗ cưới,… Cũng sẽ có những nhà cung cấp chuyên từng thứ như chỉ chuyên về tráp cưới, hay cho thuê xe cưới, chuyên trang trí, dựng rạp cưới,…

5.4. Tham khảo các ưu đãi, chương trình giảm giá từ các nhà cung cấp

Bạn có thể đàm phán và thương lượng giá cả với các nhà cung cấp dịch vụ. Bạn có thể thảo luận với họ về ngân sách của mình và xem liệu có thể có các ưu đãi đặc biệt hoặc giảm giá nào có sẵn. Điều này giúp bạn tiết kiệm tiền và có thể sử dụng số tiền đó cho các mục tiêu khác.

Tham khảo các ưu đãi cùng chương trình giảm giá
tham-khao-cac-uu-dai-chuong-trinh-giam-gia

Hãy tham khảo ưu đãi trên các trang Website hay Facebook của các nhà cung cấp dịch vụ đám cưới và cân nhắc về mức giá hợp lý và chọn ra đúng nơi cung cấp dịch vụ phù hợp nhất với đám cưới của bạn. Thông thường, việc bạn thuê dịch vụ hay đặt trước một khoảng thời gian không gấp rút sẽ giúp tiền thuê dịch vụ, tiền mua bán được rẻ hơn.

5.5. Nhờ người thân, bạn bè

Bạn có thể tiết kiệm chi phí đám cưới bằng cách nhờ người thân bạn bè giúp đỡ, hỗ trợ trong đám cưới của bạn những công việc họ có thể làm. Ví dụ như: trang trí phòng cưới, trang điểm cho mẹ cô dâu, chị em cô dâu hay đội bê tráp, quản lý phần thực đơn cho khách mời, quản lý phần âm nhạc hay chụp ảnh, quay phim,… Điều này giúp tiết kiệm một phần kinh phí và tạo cơ hội cho mọi người thể hiện tình yêu và sự chăm sóc đối với bạn.

Nhờ người thân, bạn bè

Bạn có thể phân chia công việc cho bạn bè, người thân một cách rõ ràng để đảm bảo việc tổ chức sẽ diễn ra thuận lợi.

5.6. Tối ưu số lượng khách mời

Để tối ưu được danh sách khách mời, bạn cần xác định mục tiêu và ý định của bạn cho đám cưới. Ví dụ, bạn muốn có một sự kiện nhỏ và thân mật hay một đám cưới lớn với rất nhiều khách mời? Điều này sẽ giúp bạn quyết định số lượng khách mời và tiêu chí để lựa chọn.

Tối ưu số lượng khách mời

Ngoài ra, bạn cũng nên tạo một danh sách ưu tiên với những người mà bạn muốn mời trước hết. Đó có thể là gia đình gần, bạn bè thân thiết hay những người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Điều này giúp bạn xác định danh sách cốt lõi và chắc chắn mời được những người bạn không muốn bỏ qua. Bạn có thể xem xét lại mối quan hệ hiện tại với những người bạn định mời. Bạn có thường xuyên gặp gỡ, liên lạc và duy trì mối quan hệ tốt với họ không? Nếu không, có thể xem xét giảm số lượng khách mời.

Bạn cũng nên thống nhất với cha mẹ về danh sách khách mời để đảm bảo số lượng khách mời cũng như tổ chức tiệc cưới được đầy đủ, chu đáo. Khi tối ưu được danh sách khách mời, chi phí bỏ ra cho việc in thiệp, chuẩn bị cỗ cưới, chỗ ngồi,… cũng sẽ được giảm đáng kể.

5.7. Gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới vào cùng một ngày

Thông thường, việc gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới vào cùng một ngày chỉ diễn ra khi hai nhà trai và gái quá xa nhau, đi lại bất tiện. Bằng cách tổ chức hai sự kiện trong cùng một ngày, bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chuẩn bị và tổ chức. Thay vì phải chuẩn bị cho hai sự kiện riêng biệt, bạn chỉ cần lên kế hoạch cho một lần duy nhất.

Gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới vào cùng một ngày có thể giúp tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới. Bạn chỉ cần thuê một địa điểm duy nhất cũng như trang trí, đặt tiệc cho cả hai sự kiện. Việc này sẽ tiết kiệm chi phí hơn, bao gồm cả chi phí đi lại, ăn uống cũng như trang trí, tổ chức lễ cưới. Ngoài ra, việc gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới vào cùng một ngày sẽ tiện lợi hơn cho khách mời. Họ chỉ cần sắp xếp thời gian duy nhất để tham dự và không cần phải di chuyển hai lần.

Gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới vào 1 ngày

Tuy nhiên, việc gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới vào cùng một ngày cũng có thể có nhược điểm. Một số người có thể cho rằng đây là một ngày quan trọng và nên được tận hưởng riêng biệt, hoặc sự kết hợp của hai sự kiện có thể tạo ra một lịch trình quá tải và căng thẳng. Nếu bạn đang xem xét gộp hai sự kiện này, hãy cân nhắc các yếu tố này và thảo luận với gia đình, người thân và cũng như vợ/ chồng tương lai của bạn để đảm bảo mọi người đều thoải mái với quyết định này.

Trên đây là tổng hợp các chi phí đám cưới cô dâu chú rể cần bỏ ra của Meliora mà cặp đôi nhất định cần tìm hiểu kỹ. Việc xác định chi phí đám cưới là một quá trình cá nhân và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bằng cách lên kế hoạch và tổ chức một cách thông minh, bạn có thể tìm ra mức chi phí phù hợp với ngân sách của mình.

Meliora là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các mẫu thiệp cưới đẹp với nhiều chủ đề khác nhau cho bạn lựa chọn và cung cấp tất cả thông tin hữu ích nhất liên quan đến đám cưới. Hãy theo dõi Website của Thiệp cưới Meliora để biết thêm nhiều mẫu thiệp cưới đẹp, những thông tin hữu ích và những ưu đãi hấp dẫn ngay từ hôm nay.

Địa chỉ: Chung cư EcoDream, Ngõ 300 Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 091 570 28 31 Email: hotro@thiepcuoimeliora.vn Website: https://thiepcuoimeliora.vn/
CEO at Thiệp cưới Meliora | Giới thiệu

"CEO Phạm Anh Tuấn là Founder của Thiệp cưới Meliora, với khát khao phát triển Meliora trở thành đơn vị hàng đầu về cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngành cưới tại thị trường Việt Nam. Đến nay, ông đã có 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn, thiết kế Thiệp cưới."

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *